Cách tạo trang web – làm thế nào để tạo website hoàn chỉnh

Đăng vào Khuyến mãi 3161 Views

Cách tạo trang web – làm thế nào để tạo website hoàn chỉnh

Hướng dẫn cách tạo trang web cho mọi người, từ webmaster đến người mới bắt đầu đều có thể tham khảo. Nhiều webmaster luôn cần suy nghĩ kỹ làm thế nào để tạo trang. Vì cách thức và nền tảng website sẽ quyết định hướng phát triển một dự án dự án online bất kỳ. Vì vậy, bạn cần một kế hoạch thật chắc chắn và tìm hiểu kĩ các lựa chọn để tạo cho trang web là gì. Cùng tndigi.com.vn tìm hiểu thêm một số thông tin hữu ích sau đây nhé!

Cách tạo trang web
Cách tạo trang web

Trong bài hướng dẫn này, chúng tôi sẽ chỉ cách tạo trang web thông qua:

  • Content management systems (CMS) – hệ quản trị nội dung
  • E-commerce scripts – code thương mại điện tử
  • Website builder – trình tạo website bằng giao diện

Mỗi cách tạo trang web có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Đó là lý do vì sao chúng tôi sẽ nhấn mạnh các khía cạnh quan trọng của từng phương thức để giúp bạn đưa ra lựa chọn dễ dàng.

Nhìn chung, chúng ta có 5 bước cho một trang web từ giấy trắng đến vận hành một cách chuyên nghiệp:

Bước 1: Lên ý tưởng cho website
Bước 2: Đăng ký tên miền
Bước 3: Mua hosting
Bước 4: Chọn nền tảng và tạo website
Bước 5: Lên kế hoạch phát triển website

Cách tạo trang web

Bước 1: Lên ý tưởng cho website

Từng bước một, bạn cần quyết định trước tiên website của bạn sẽ nói về điều gì. Có rất nhiều ý tưởng website nên bạn nên cân nhắc kỹ. Với việc lựa chọn đúng định hướng cho website, bạn sẽ còn có thể kiếm tiền từ nó nữa sau khi website đã vững mạnh.

Hãy lựa chọn trước mục đích và tính năng chính của trang web bạn muốn làm là gì. Đây là một số loại website phổ biến nhất hiện nay:

  1. Website bán hàng online. Các cửa hàng online hiện là loại website được truy cập nhiều nhất bây giờ. Với sự phát triển của drop shipping, tất cả mọi người đều có cơ hội tạo ra một việc kinh doanh tay trái. Bạn có thể bán các sản phẩm công nghệ, các sản phẩm vật lý hay kỹ thuật số đến bất kỳ nơi đâu trên toàn cầu (sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với một cửa hàng vật lý ngoài đời)
  2. Blogs. Rất nhiều webmaster thành công đã bắt đầu sự nghiệp của mình bằng một truy vấn tìm kiếm đơn giản: cách tạo blog. Một blog có thể viết về rất nhiều chủ đề, blogging có thể phục vụ cho việc kinh doanh, hoặc phục vụ cho sở thích của bạn (du lịch, ẩm thực, âm nhạc, sách).
  3. Website giáo dục. Bạn có kỹ năng đặc biệt đặc biệt phải không? Tại sao không tạo riêng cho mình khóa học online hoặc là website dạng chỉ cho thành viên. Nếu bạn là đam mê một chủ đề gì đó, việc tạo một trang web về giáo dục cũng giúp bạn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó.
  4. Website tin tức. Trong thời đại “loạn lạc” của thế giới mạng, việc khởi tạo một trang web hoàn toàn mới rất đơn giản. Mọi người luôn tìm kiếm thông tin qua nhiều nguồn khác nhau. Nếu bạn có thể đưa tin, đăng các câu chuyện hấp dẫn, thì việc tạo trang web về tin tức sẽ giúp tin bài của bạn lan truyền nhanh hơn.
  5. Cộng đồng online.  Số lượng lớn của cộng đồng online là tín hiệu tốt cho bạn nếu bạn thích tạo các site phục vụ cho cộng đồng. Vì xây dựng cộng đồng tốn rất nhiều thời gain, nên bạn bắt đầu càng sớm chừng nào càng tốt chừng ấy.
  6. Trang web danh mục sản phẩm (porfolios). Thể hiện kỹ năng của bạn bằng cách đưa ra những dự án bạn đã làm lên website, để tăng tính chuyên nghiệp và tạo ra kênh giao tiếp hữu hiệu với khách hàng tiềm năng của bạn. Hơn nữa, một trang portfolios online sẽ tạo ra lợi thế đáng kể đối với các cuộc phỏng vấn, các đợt đấu thầu, các kế hoạch kinh doanh.

Sau khi bạn đã xác định được ý tưởng chính trong đầu, việc chọn website hosting và tên miền cho website sẽ dễ dàng hơn.

Bước 2: Đăng ký tên miền

Trước khi tạo website, bạn cần có một cái tên miền hấp dẫn trước đã. Tên miền là tên trang của bạn. Cho nên hãy chọn lựa thật kỹ trước khi mua vì đó là tên mà mọi người phải nhớ để gõ vào trình duyệt. Hãy tìm tên nào hấp dẫn và hay như Google.com hay Facebook.com vậy đó. Trang web của bạn có một khởi đầu thuận lợi hay không là nhờ nó.

Để đăng ký tên miền, bạn cần thực hiện:

  1. Lên ý tưởng cho tên website.
  2. Tìm thử trên trang kiểm tra tên miền xem có khả dụng không.
  3. Chạy tìm kiếm tên miền
  4. Chọn một hoặc vài tên miền tốt nhất
  5. Xem lại đơn hàng và hoàn tất đăng ký

Để chọn được một tên miền bạn hài lòng chắc là hơi khó, nhưng bạn chỉ cần cân nhắc các mẹo sau:

  • Ngắn: Sẽ không ai đủ kiên nhẫn gõ Googlebutwithabiggerdomainname.com.
  • Gắn liền với thương hiệu: Tên miền của bạn nên giúp visitor hình dung công việc kinh doanh của bạn là gì.
  • Chọn đúng miền mở rộng: sau dấu chấm (.) sẽ là .com, .net, .org. Bạn nên cân nhắc chọn .com, tuy nhiên nếu cần một tên miền độc nhất, chọn .io, .tech, .xyz cũng có thể là lựa chọn không tồi.
  • Bạn thử phát âm nó xem cảm giác như thế nào? Tên miền nên dễ phát âm, để có thể truyền miệng dễ dàng giữa các khách hàng của bạn phải không?
  • Tránh sử dụng số và dấu gạch ngang. Việc thêm các ký tự này sẽ tăng rủi ro tên miền của bạn bị gõ sai

Sau khi kiểm tra tên miền bạn có thể tiến hành thanh toán là xong. Hãy nhanh tay nếu không tên miền hay sẽ bị mua mất.

Bước 3: Mua Web Hosting

Cách tạo trang web

Cơ bản, Hosting là nơi bạn đặt toàn bộ files của website vào trong đó, để trình duyệt của khách truy cập có thể tải dữ liệu khi cần. Domain, mặt khác là một địa chỉ độc nhất bạn chọn, liên quan đến thương hiệu của bạn để khách có thể gõ domain name đó lên trình duyệt.

Tóm lại, ít nhất bạn cần cả web hosting và domain name cho một trang web. Có nhiều loại web hosting, tùy vào kích thước dự án mà bạn nên cân nhắc loại web hosting nào để cho phù hợp.

Host free (hosting miễn phí) thường phù hợp cho học sinh sinh viên nhưng nếu cần nghiêm túc bạn nên chọn host trả phí.

WordPress hosting thì tốt nhất cho những website đang chạy trên nền tảng WordPress này.

Tại Hostinger, chúng tôi có 3 loại sản phẩm web hosting phù hợp với mọi loại website từ nhỏ đến lớn. Hãy xem nhanh qua các lựa chọn cơ bản này nhé:

Shared Hosting

Ý tưởng của shared hosting là host website trên cùng một server có nhiều người dùng để chia sẽ tài nguyên

Phù hợp cho các trang web cở nhỏ và vừa, shared hosting là loại web hosting chia sẻ cho nhiều người dùng chung. Nó giống như phương tiện công cộng như là xe bus và tàu hỏa.

Tất cả website sẽ dùng chung nguồn tài nguyên từ một server vật lý. Cách thiết lập độc độc đáo này giúp giảm giá thành xuống rất nhiều nhưng có giới hạn nhất định. Chủ yếu do để phù hợp cho số đông nên một người dùng trong server không được dùng quá mức tài nguyên của server mà có thể gây ảnh hưởng tới người dùng khác.

Bạn sẽ nhận được gì?

Shared hosting của chúng tôi có nhiều công cụ để bạn tạo website độc đáo, như là:

  • 1-click cài đặt. Dễ dàng cài đạt ngay tất cả các CMSs nổi tiếng bao gồm WordPress, Joomla!, Drupal, vâng vâng.
  • Công cụ chia sẻ truy cập. Khi làm việc với các dự án cần nhiều người dùng, gửi thông tin đăng nhập của bạn thì không nên, cho nên chúng tôi có tính năng quan trọng này để bạn chia sẽ và gán quyền truy cập dịch vụ cho những người khác để làm việc cùng một dự án, mà không phải gửi thông tin đăng nhập của riêng bạn!
  • FTP/File managers. Dễ dàng chỉnh sửa files, thư mục, code bằng file manager nền web. Hoặc sử dụng công cụ ưa thích của mọi người là FileZilla để kết nối tới web.
  • Backup hằng tuần. Tự động backup files và databse trong control panel. Lưu tới 3 bản website!
  • Quản lý Cache. Kích hoạt caching sẽ giúp bạn bỏ qua việc xử lý PHP bằng cách tạo ra các trang web tĩnh. Website nhanh hơn, khách truy cập sẽ vui hơn, kết quả tốt hơn!
  • Đăng ký tên miền miễn phí. Nếu bạn chọn gói Cao Cấp hay Doanh Nghiệp, chúng tôi sẽ tặng riêng cho bạn một tên miền miễn phí năm đầu.
  • Control panel mạnh mẽ. Nhờ vào việc thiết kế control panel (trình điều khiển riêng), chúng tôi còn có thể nhanh chóng tích hợp các công cụ mà khách hàng của chúng tôi cần để quản lý hiệu quả hơn.

Loại website nào cần dùng Shared Hosting?

Thường thì, shared hosting sẽ phù hợp cho ai mới khởi đầu làm web hoặc các dự án online. Nó cũng phù hợp cho các site có lượng truy cập chưa lớn, giải pháp này là rất hoàn hảo để bắt đầu tạo trang web công ty, blog du lịch, blog ẩm thực.

Cloud Hosting

Một giải pháp mới nhất của chúng tôi, cloud hosting kết hợp tính đơn giản của shared hosting nhưng vẫn đạt được hiệu năng cực mạnh của server ảo riêng.

Cloud hosting giống một cỗ máy 2 trong 1, sự đơn giản của shared hosting và tài nguyên riêng

Bằng công nghệ điện toán đám mây, giải pháp đạt được thời gian uptime cao nhất bằng cách lưu bản copy của website bạn trên nhiều server vật lý hoạt động đồng thời cùng với nhau. Trong trường hợp một server bị lỗi, những server khác trong cùng cluster sẽ cùng đảm nhiệm nhiệm vụ của server đó và giữ website của bạn vẫn chạy bình thường.

Bạn sẽ nhận được gì?

Bên cạnh đặc quyền của shared hosting, bạn còn nhận được:

  • Một địa chỉ IP riêng. IP được gán vào server của bạn sẽ độc nhất và chỉ dành riêng cho bạn.
  • Tài nguyên riêng. So với shared hosting, tài nguyên bạn nhận được khi xài gói cloud hosting sẽ dành riêng cho bạn mà không phải ai khác.
  • Một chứng chỉ SSL trọn đời. Hãy giữ cho dữ liệu của bạn an toàn tuyệt đối! Vì HTTPS đã thành tiêu chuẩn trên thế giới web, khi bạn xài gói cloud hosting chúng tôi sẽ đảm bảo bạn có được tiêu chuẩn này miễn phí cho bạn.
  • Tích hợp CloudFlare. Thêm một lớp bảo mật chống DDoS, WAF, monitoring tools, và những tính năng cao cấp khác.

Loại website nào cần đến cloud hosting?

Việc kinh doanh phụ thuộc nhiều vào thời gian uptime của website sẽ cần loại web hosting này nhất. Nếu bạn đang gặp trường hợp có lượng truy cập tăng cao (một dấu hiệu tốt), vậy cloud hosting là lựa chọn an toàn và hiệu quả nhất.

Bên cạnh đó, một dự án lớn như cửa hàng thương mại điện tử, mạng xã hội, hoặc các loại website cần nhiều tài nguyên, website có lượng khách truy cập lớn đều phù hợp nhất với cloud hosting.

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về hiệu hăng mà không muốn lo lắng thiết lập hạ tầng, thì cloud hosting dĩ nhiên là lựa chọn chính xác nhất cho bạn.

VPS Hosting

Viết tắt của chữ virtual private server (máy chủ riêng ảo), VPS là một sản phẩm web hosting có thể tự do điều khiển hơn. Nó đòi hỏi kỹ năng quản trị server và biết cách sử dụng terminal.

Nói ngắn gọn, khi làm website bằng VPS hosting, bạn sẽ có khả năng tùy chỉnh server cao nhất theo ý mình để tạo ra giải pháp phù hợp. Bạn có thể tùy chỉnh từ hệ điều hành, đến bộ phần mềm trong control panel, mọi chuyện đều có thể thực hiện được nhờ vào quyền truy cập root.

Bước 4: Chọn một nền tảng và tiến hành tạo trang web

Giờ, là lúc khó khăn đây. Cả quá trình tạo trang web sẽ phụ thuộc vào bước này – chọn nên tảng. Mục tiêu của bạn cần làm gì sẽ đóng vai trò quyết định bạn nên chọn nền tảng nào.

Các lựa chọn bạn cần cân nhắc là:

  1. Sử dụng CMS: Hãy cứ hình dung hệ thống quản trị nội dung (CMS) là một công cụ cao cấp để giúp bạn làm website, thiết kế trang web, và tạo nội dung cho nó. Có 3 thương hiệu CMS nổi tiếng nhất thế giới là WordPress, Drupal và Joomla! Cả 3 CMS này đều miễn phí và là mã nguồn mở, nhưng WordPress chiếm ưu thế hơn hẵn vì nó là CMS mạnh mẽ và phổ biếtn nhất. Cả 3 đều sử dụng PHP làm nền, và có templates/theme để bạn tự thiết kế giao diện trang web được, mà không đòi hỏi kiến thức lập trình. Cộng đồng hỗ trợ cũng lớn, mặc dù Joomla! và Drupal không thể so sánh được với WordPress về mức độ tiện dụng, sự đơn giản và sự linh hoạt. Vì vậy WordPress luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho người mới sử dụng, và trong bài này, chúng tôi sẽ dùng CMS WordPress làm ví dụ để hướng dẫn bạn tạo trang web.
  2. E-commerce Scripts. Như tên gọi của nó, nếu bạn muốn tạo một cửa hàng online, vậy bạn cần sử dụng các script thương mại điện tử, nó sẽ giúp bạn làm website bạn muốn. Một sớ script nổi tiếng có thể kể đến là PrestaShopMagentoWooCommerce.
  3. Sử dụng Website Builder: Vấn đề tự động hóa trong việc làm trang web đạt đến tầm cao mới khi website builders bắt đầu tồn tại. Đầu tiên, các lựa chọn tùy biến và tính năng còn giới hạn, thiết kế cũng bị đóng khung trong các lựa chọn, tuy nhiên, sau vài năm website builder đã tìm được chỗ đứng vững chắn trong hệ thống website hiện đại. Mặc dù so với CMS, website builder không thể tùy biến nhiều được, nhưng bù lại nó rất nhanh, hiệu quả, và dường như là công cụ hoàn hảo cho những ai vừa mới bắt đầu học tạo trang web, nhưng lại không muốn mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu. Đặc biệt website builder nổi tiếng với khả năng kéo thả có thể giúp bạn chỉ mất 5 phút để hoàn thành trang web của mình.
  4. Viết code từ con số 0: Lựa chọn thứ 3 là nếu bạn đã biết viết code, bạn cũng có thể bắt đầu xây dựng từ con số 0. Mặc dù nó sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn, nhưng bạn có thể triển khai thêm tính năng quan trọng mà bạn muốn.
0/5 (0 Reviews)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *