CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN LỖI WEBSITE CỦA BẠN
Website sập hoặc lỗi website là một vấn đề khá lớn của doanh nghiệp. Website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, nơi trưng bày sản phẩm, cửa hàng online, nơi kết nối với khách hàng…Trước khi tìm hiểu các lỗi website là gì, hãy cùng tndigi.com.vn tìm hiểu khái niệm căn bản của một website nhé!
1. Website là gì?
Website là kênh thông tin để quảng bá, giới thiệu dịch vụ, sản phẩm, mô hình hoạt động của doanh nghiệp, cửa hàng đến với người tiêu dùng khắp mọi nơi.
Website là một tập hợp các trang web (web pages) bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flash v.v… thường chỉ nằm trong một tên miền (domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain). Trang web được lưu trữ (web hosting) trên máy chủ web (web server) có thể truy cập thông qua Internet.
Có nhiều loại website như: Website giới thiệu, quảng bá dịch vụ, sản phẩm, website thương mại điện tử(TMĐT), website tin tức, rao vặt, kênh thông tin giải trí…Tùy vào nhu cầu mà quý doanh nghiệp cần chọn loại website cho phù hợp.
Website đóng vai trò là một văn phòng hay một cửa hàng trên mạng Internet – nơi giới thiệu thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm hoặc dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp… Có thể coi website chính là bộ mặt của doanh nghiệp, là nơi để đón tiếp và giao dịch với các khách hàng, đối tác trên Internet. Và Website là một công cụ tất yếu không thể thiếu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp, cửa hàng, cá nhân có thể sở hữu nhiều website ứng với mỗi dịch vụ, sản phẩm khác nhau, để mở rộng thị trường rộng lớn hơn.
2. Những thành phần cấu tạo nên website là gì?
Các website nói chung bao gồm những thành phần cơ bản sau:
– Tên miền (domain):
Được xem là địa chỉ website. Giả sử như website là một cửa hàng thì tên miền chính là tên địa chỉ của cửa hàng đó. Do đó để truy cập website, bạn phải gõ địa chỉ tên miền trên trình duyệt để có thể đi đến được với website đó. Như vậy, để đăng ký tên miền thì kiểm tra thông tin tên miền là một điều tất yếu cần làm.
– Web hosting:
Sau khi đã có tên miền. Công việc tiếp theo của bạn đó chính là thuê một máy chủ. Đó được gọi là web hosting. Máy chủ sẽ lưu trữ tất cả các thông tin, hình ảnh và tài liệu của website để từ đó có thể đưa ra được những kết quả phù hợp với truy vấn của người dùng.
– Source Code:
Đây được xem là mã nguồn của website. Nếu tên miền là địa chỉ, web hosting chính là mảnh đất thì source code chính là phần gạch và bê tông để xây nên website. Và bạn đã có một website, chính là một ngôi nhà hoàn chỉnh.
3. Website được phân loại như thế nào?
Với sự đa dạng về nhiều hình thức website hiện nay, bạn có thể dễ dàng phân loại website theo những tiêu chí sau đây:
– Theo nhu cầu:
Tùy vào nhu cầu mà website sẽ được thiết kế đáp ứng nhu cầu đó. Có khách hàng tìm đến website để đọc tin tức thì sẽ có những website tin tức (hay còn gọi là trang tin, báo điện tử).
Hiện nay các website ở Việt Nam như vnexpress, 24h, zing,…đều là những trang tin phổ biến hiện nay. Cũng có khách hàng tìm đến website để xem phim, xem video thì các website chuyên đăng tải video sẽ đáp ứng cho bạn nhu cầu đó. Ngoài ra có có các website thương mại điện tử để bán hàng, website giới thiệu công ty doanh nghiệp,…
– Theo công nghệ:
Tiêu chí này thường dựa vào source code. Một số website dùng source code đóng (tức là phải tự code tay). Cũng có những website dùng nền tảng mở (phổ biến như WordPress, Wix) để tự mình thiết kế nên một website hoàn chỉnh. Cách này thường áp dụng đối với người dùng không dùng không biết code. Thế nhưng nếu bạn có nhu cầu mở rộng website hơn thì cần nên áp dụng những công nghệ khác để đem lại trải nghiệm ưng ý hơn cho người dùng.
Nguyên nhân phổ biến khiến lỗi website
Việc website bị ngừng hoạt động, sập đột ngột không đúng lúc, không khác gì việc doanh nghiệp ngừng hoạt động trong giờ hành chính. Có rất nhiều lý do dẫn đến việc website gặp sự cố ngừng hoạt động, dưới đây là một số trong những lý do phổ biến nhất.
1. Lỗi plugin
Các plugin là các đoạn mã và phần mềm bổ sung được cắm vào cung cấp các chức năng hoặc tính năng bổ sung cho website. Các tính năng bổ sung này có thể chỉ là một hình thức liên lạc đơn giản cho đến lịch sự kiện, phức tạp hơn nữa thì là toàn bộ hệ thống mạng xã hội. Tuy nhiên, các plugin thường được tạo bởi các bên thứ ba do đó không phải lúc nào các plugin này cũng có tính ổn định.
Ngoài ra, một số plugin có thể rất tuyệt tại một thời điểm nhưng đến thời điểm nào đó nếu người tạo ra chúng không phát triển tiếp, các plugin này chắc chắn sẽ trở nên lỗi thời và bị lỗi. WordPress hay bị sự cố khi cài đặt và kích hoạt một plugin không phù hợp. Hoặc khi bạn cập nhật cài đặt WordPress của mình lên phiên bản mà plugin của bạn không tương thích, chúng cũng gây ra sự cố.
2. Code lỗi
Tương tự như lỗi plugin, yếu tố thứ hai liên quan đến code web. Tuy nhiên, nó thường là lỗi của người làm việc trực tiếp với website. Nếu bạn hoặc nhà cung cấp trang web đang thực hiện cập nhật và website bị hỏng ngay sau đó, đây rất có thể là nguyên nhân.
3. Lỗi nhà cung cấp server/ hosting
Đây là một trong những nguyên nhân rất phổ biến nằm ngoài tầm tay kiểm soát của bạn, bạn không gây ra chúng và cũng không tự mình khắc phục được chúng. Website bị lỗi do nhà cung cấp đang gặp sự cố máy chủ có thể do đang tiến hành bảo trì theo lịch trình hoặc đang phải trải qua các thảm họa thiên nhiên gây đến các cơ sở lưu trữ dữ liệu…
Nguyên nhân thứ ba này chắc chắn sẽ luôn được khắc phục, tuy nhiên đó là công việc của nhà cung cấp server, còn bạn và doanh nghiệp sẽ phải chờ đợi cho đến khi việc sửa lỗi hoàn thành.
4. Lỗi website: Lưu lượng truy cập lớn
Lưu lượng truy cập của website càng tăng cao, doanh nghiệp của bạn càng phát triển. Tuy nhiên nếu lưu lượng truy cập tăng đột biến, nó có thể làm sập website ngay lập tức.
Hãy tưởng tượng website của bạn như là một cây cầu dây kiểu cũ. Nếu chỉ có vài người lần lượt đi qua đi lại nhịp nhàng đều đặn hàng ngày thì đây chắc chắn là một cây cầu tốt, vững chắc đảm bảo an toàn cho mọi người có thể đi ngang qua một hoặc hai lần. Tương tự như việc website của bạn có số ít người dùng truy cập ra vào đều đặn vậy.
Bỗng nhiên có 100 người chạy thật nhanh trên cầu sau đó nhảy lên nhảy xuống, chắc chắn cây cầu sẽ bị gãy làm đôi, cũng giống như website tự dưng phải gánh chịu một lượng truy cập quá lớn đột ngột, website cũng sẽ sập.
Nếu bạn sở hữu một bài đăng có độ lan truyền chóng mặt và sau đó đột nhiên trang web lại bị gặp sự cố, thì rất có thể nguyên nhân là do lưu lượng truy cập đã tăng lên đột biến.
5. Domain hết hạn
Domain tách biệt hoàn toàn với website hosting/server. Nếu Domain hết hạn (điều này xảy ra khá thường xuyên mà không có người nhận ra), trang web của bạn sẽ ngừng hiển thị. Do đó, đừng bao giờ để cho tên miền của bạn hết hạn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ: