Outline là gì? Cách lên dàn bài mục lục cho bài viết chuẩn SEO
Trong content, outline là một dàn ý khoa học, cho phép bạn sắp xếp toàn bộ nội dung bài viết theo một trình tự logic, dễ hiểu và thu hút. Tuy nhiên, không phải content writer nào cũng có kỹ năng lên outline cho bài viết chuẩn SEO. Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, tndigi.com.vn sẽ cung cấp đến bạn những thông tin xoay quanh outline là gì cũng như cách xây dựng outline cho bài viết, cùng theo dõi nhé!
Outline là gì?
Outline là gì? Outline hay dàn ý thường bao gồm chủ đề bài viết và các mục lục chính của một văn bản, giúp người viết hình dung về bố cục và cấu trúc ban đầu của văn bản đó. Mỗi mục chính trong outline cần tóm tắt sơ lược về góc tiếp cận cũng như cách triển khai mục, đối với những mục lớn sẽ được phân thành những mục nhỏ và chi tiết hơn.
Có thể coi outline là một “mind map” (bản đồ tư duy) của bài viết, có nhiệm vụ dẫn dắt người viết trong quá trình triển khai ý tưởng của mình, tránh tình trạng thiếu hay thừa nội dung khiến bài viết bị khó hiểu, không logic. Do đó, outline có thể được thể hiện bằng văn bản hoặc sơ đồ cây để cung cấp cái nhìn tổng quan về toàn bộ nội dung bài viết.
Content outline là gì?
Chúng ta vừa tìm hiểu xong về outline, vậy trong content marketing, outline là gì? Outline content là cách xây dựng bố cục bài viết trước khi tinh chỉnh nội dung. Khi xây dựng outline content, bạn cần liệt kê tiêu đề, các ý chính, xu hướng và phong cách mình sẽ viết. Tùy theo ngành nghề, đối tượng người xem và từ khóa cụ thể mà chúng ta sẽ có những cách lên outline khác nhau.
Content outline cần tạo nên sự thống nhất, đảm bảo phân phối từ khóa chuẩn SEO, đồng thời nêu bật những nội dung quan trọng. Dựa trên những dàn bài này, bạn không cần phải tốn thời gian cho việc chỉnh sửa sau này. Sự chặt chẽ về mặt nội dung, liên kết cụm từ khóa chuẩn SEO trong bài viết sẽ giúp website của bạn được đánh giá cao hơn trên các công cụ tìm kiếm, qua đó thu hút một lượng lớn người dùng truy cập.
Các thành phần quan trọng cần có trong content outline là gì?
Một outline content chuẩn cần bao gồm các thành phần sau đây:
- Meta Title (Tiêu đề).
- Meta Desciption (Đoạn mô tả).
- Heading (Các thẻ tags như H1, H2, H3,…).
- Keyword (Từ khóa): gồm từ khóa chính, từ khóa phụ, từ khóa LSI,…
- Reference (Nguồn tham khảo).
- Note (Ghi chú nếu có).
Các bước để xây dựng một outline chi tiết cho bài viết chuẩn SEO
Một bài viết tốt, được các công cụ tìm kiếm đánh giá cao phải sở hữu một outline chi tiết, liền mạch và thu hút. Để làm được điều này, bạn có thể thực hiện theo quy trình mà kimoanh.az9s.com cung cấp dưới đây:
Xác định đối tượng người xem chính của bài viết:
Như đã đề cập ở phần content outline là gì, với mỗi đối tượng người đọc sẽ có cách lên outline khác nhau. Điều này giúp bạn xác định phong cách viết, từ ngữ xưng hô sao cho chuẩn xác nhất. Ngoài ra, việc lựa chọn CTA (call to action) phù hợp với những đối tượng này cũng mang tính thúc đẩy cao hơn.
Khi chọn được nội dung đúng insight khách hàng, khả năng thu hút người đọc và lượt tương tác chắc chắn sẽ tốt hơn. Qua đó, người đọc sẽ cảm nhận được tác phong chuyên nghiệp trong website của bạn và ở lại trang lâu hơn, thậm chí nếu làm tốt họ có thể chuyển đổi mua hàng ngay lập tức.
Nghiên cứu bộ từ khóa phù hợp với đối tượng mục tiêu
Mỗi độ tuổi, ngành nghề, trình độ văn hóa sẽ có một thói quen sử dụng và tìm kiếm từ khóa khác nhau. Ở bước này, bạn cần phân tích về thói quen và hành vi của đối tượng mục tiêu khi truy vấn từ khóa để lựa chọn từ khóa phù hợp, đồng thời lựa chọn cách phân bổ và mở rộng từ khóa để tối ưu hóa khả năng tìm kiếm.
Trong quá trình này, bạn có thể sử dụng một số công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa như Google Keyword Planner, Google Search Console, Google Trends, Ahref, Semrush,… Để tìm hiểu thêm về từ khóa trong SEO website, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây: Từ khóa là gì? Tầm quan trọng của từ khóa trong SEO website
Phân tích xu hướng và đối thủ cạnh tranh
Với mỗi từ khóa, bạn hãy tham khảo top 10 bài viết tốt nhất trên bảng xếp hạng công cụ tìm kiếm Google. Điều này sẽ giúp bạn tổng hợp được nội dung phong phú hơn, hạn chế khả năng trùng lặp heading với các bài viết khác.
Quan trọng hơn nữa, bạn sẽ biết được đối thủ của mình đang làm tốt ở đâu và người dùng đang yêu thích gì ở họ để điều chỉnh concept, phong cách viết sao cho thích hợp. Đây là điều cực kỳ quan trọng nhưng rất nhiều content writer thường vô tình bỏ qua.
Lên dàn ý heading cho bài viết
Ngoài từ khóa chính nằm ở tiêu đề thì bạn cũng cần phân bổ từ khóa trong các heading 2, heading 3. Mặt khác, bạn cũng có thể sử dụng từ khóa phụ trong các heading 3 để mở rộng và làm phong phú thêm nội dung bài viết của bạn.
Việc chuẩn hóa bộ từ khóa trong heading là kỹ thuật SEO có thể được áp dụng cho mọi thể loại bài viết. Điều này cũng giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian chỉnh sửa khi đăng bài viết lên website.
Tạo Meta Title và mô tả Meta Description
Bên cạnh từ khóa, Meta Title còn chứa nội dung tổng quát của toàn bài viết mà bạn cung cấp cho người đọc. Do đó, hãy lựa chọn những title có độ dài từ 65 – 70 ký tự. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng những từ ngữ giúp thu hút người đọc như top, tổng hợp, con số + lợi ích,…
Về Meta Description, bạn nên sử dụng từ khóa ở đầu đoạn là tốt nhất, nội dung không nên copy từ đoạn sapo hay trong bài viết mà nên làm mới hoàn toàn. Để chắc chắn đoạn meta hiển thị đầy đủ trên trang tìm kiếm, độ dài của meta chỉ tối đa 158 ký tự (tương đương 920 pixel) và 120 ký tự (áp dụng cho bản di động).
Chèn thêm các từ khóa phụ, từ khóa LSI
LSI hay từ khóa đồng nghĩa là từ khóa mở rộng tương đương với từ khóa chính. Khi viết bài chuẩn SEO, nếu một bài viết có chứa quá nhiều từ khóa chính sẽ bị Google cho là spam và không được đánh giá tốt. Do đó, bạn cần sử dụng những từ tương đồng thay thế nhưng không làm thay đổi ngữ nghĩa của nội dung.
Tùy thuộc vào độ dài của từ khóa chính cũng như toàn bộ bài viết mà bạn có thể xác định tần suất xuất hiện của từ khóa một cách hợp lý (thông thường 2-3 đoạn văn sẽ chứa một từ khóa và trải đều xuyên suốt cả bài). Để tìm thêm từ khóa LSI, bạn có thể sử dụng một số phần mềm như Ahref, Keywordtool,…
Tổng hợp các nguồn tham khảo cho từng đề mục
Tất cả các nguồn thông tin bạn đã tham khảo trong bài viết sẽ được tổng hợp ở cuối outline. Các nguồn này phải được chọn lọc một cách rõ ràng, chính xác. Không nên để quá nhiều dữ liệu tham khảo trong cùng một bài hoặc cùng một dữ liệu nhưng lại khác nhau sẽ khiến người đọc cảm thấy khó hiểu và bạn cũng gặp khó khăn trong quá trình triển khai dàn ý.
Tối ưu URL cho bài viết
URL là đường dẫn giúp bài viết của bạn được công cụ tìm kiếm tìm thấy cũng như giúp máy chủ dễ dàng đánh giá chất lượng và đưa người đọc đến bài viết đó. Nếu URL dài quá sẽ không tối ưu được, do đó bạn cần cắt ngắn, chỉ giữ lại từ khóa và những từ quan trọng.
Với các bước như trên, bạn đã có thể xây dựng một outline bài viết chuẩn SEO rồi đấy. Tuy nhiên, nắm vững kiến thức thôi chưa đủ mà bạn còn phải có kỹ năng viết chuyên nghiệp để triển khai dàn ý một cách tốt nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị có thể hỗ trợ bạn trong quá trình này, AZ9S.COM là một trong những cái tên không thể bỏ qua. Liên hệ ngay cho az9s để được tư vấn và hỗ trợ phù hợp nhé!